Giúp Ổ Cứng Chạy Nhanh Hơn Bằng Cách Chuyển Từ IDE Sang AHCI Trên Windows 8 / 8.1 / 10
Hướng dẫn cách làm cho ổ cứng máy tính của bạn chạy đúng với tốc độ của nó bằng cách chuyển từ IDE sang chế độ AHCI trong win 8, win 8.1 và windows 10 . VTNP xin chia sẻ đến các bạn cách làm này, mời bạn tham khảo bài viết sau đây để biết cách thực hiện nhé.
Lưu ý: Đối với một số bạn khi chuyển sang chế độ AHCI sẽ gặp lỗi màn hình xanh, lúc này bắt buộc bạn phải cài win lại từ đầu. Đây là cách tối ưu nhất giúp cho tốc độ của ổ cứng chạy nhanh hơn.
Thường thì các nhà sản xuất Mainboard sẽ thiết lập sẵn mặc định này ở chế độ trong bios là IDE ( Native IDE ), điều này sẽ gây hạn chế tới tốc độ ổ cứng rất nhiều.
Giúp Ổ Cứng Chạy Nhanh Hơn Bằng Cách Chuyển Từ IDE Sang AHCI |
Tìm hiểu thêm
Vậy chế độ IDE (Native IDE) và AHCI là gì?
Chế độ IDE:
- IDE được hiểu đây là một chuẩn giao tiếp được dùng kết nối với bo mạch chủ (Mainboard) để truyền tải dữ liệu thông tin qua lại với ổ cứng. Chuẩn IDE này tích hợp hầu hết các mạch điện tử điều khiển của nó vào trực tiếp bên trong cơ cấu của ổ cứng. Nhờ như vậy mà người ta có thể gắn trực tiếp ổ cứng chuẩn IDE lên Mainboard mà không cần phải thông qua một mạch điều khiển khác hay khe mở rộng cắm thêm ở bên ngoài. Có thể nói ngắn gọn chế độ IDE (Native IDE) là chuẩn có bo mạch điều khiền gắn liền bên trong ổ cứng và do tính đặc thù của nó nên IDE bị giới hạn tốc độ và dung lượng đĩa tối đa mà nó hỗ trợ là 504MB nên nó có tốc độ tương đối chậm. Vì thế mà các nhà sản xuất đã đưa ra các chuẩn thay thế cho nó như là chuẩn EIDE, SCSI, UDMA...
- Chuẩn IDE còn có tên gọi Parallel ATA hoặc PATA nó thực hiện phương thức truyền tải dữ liệu song song qua lại. Ưu điểm của việc truyền tải kiểu này so với truyền tải nối tiếp so với chế độ trước đây là có tốc độ cao hơn, giúp cho việc cùng một lúc bạn có thể gửi đi nhiều bit dữ liệu. Tuy nhiên điểm yếu chính lại là vấn đề gây nhiễu dữ liệu. Do việc có nhiều dây dẫn cùng được sử dụng một lúc (cứ 1 bit dữ liệu tương ứng với 1 dây dẫn truyền đi), nên dây này sẽ gây nhiễu sang cho dây khác. Đó chính là lý do tại sao chuẩn ATA-66 và các ổ cứng đời cao hơn lại cần đến một loại cáp đặc biệt lên đến số lượng là 80 dây. Sự khác biệt giữa cáp kết nối 80 dây và cáp 40 dây mà chúng ta hay sử dụng là ở chỗ cáp 80 dây có các dây (-) âm nằm giữa các dây truyền tín hiệu và mục đích của dây (-) nằm giữa các dây truyền tín hiệu là để giảm gây nhiễu giữa chúng. Tốc độ truyền tải dữ liệu bây giờ đối với chuẩn parallel IDE là 133 MB/s hay còn gọi là ATA/133.
Chế độ AHCI:
- AHCI là tên tiếng anh viết tắt của Advance Host Controller Interface. Nó là 1 cơ chế phần cứng cho phép hệ thống giao tiếp với các thiết bị hỗ trợ chuẩn SATA thực hiện 1 số tính năng mà chuẩn ATA cũ không thực hiện được đó là tính năng cắm/rút trực tiếp
- AHCI là một chuẩn giao tiếp mới hay còn gọi là chuẩn SATA, chuẩn này được thay thế cho chuẩn giao tiếp IDE (ATA) đã cũ. Với chuẩn giao tiếp AHCI thì hệ điều hành Windows sẽ truyền tải dữ liệu trực tiếp với ổ cứng giúp truy xuất dữ liệu ở tốc độ cao hơn và tốc độ của nó lên đến 6 Gb/s, thay vì phải thông qua trình BIOS như ở chuẩn IDE cũ trước đây, thì với chuẩn giao tiếp này được quyết định bởi Chipset của bo mạch chủ (Mainboard), và hầu hết trên các mainboard dùng CPU socket 775 trở lên thì đều có hỗ trợ là chuẩn AHCI này.
- Giao diện SATA I (phiên bản 1.x), chính thức được gọi là SATA 1.5Gb /s , là giao diện SATA thế hệ đầu tiên chạy ở tốc độ 1,5 Gb /s. Dung lượng băng thông, được hỗ trợ bởi giao diện này lên tới 150MB /s.
- Giao diện SATA II (phiên bản 2.x), chính thức được gọi là SATA 3Gb /s , là giao diện SATA thế hệ thứ hai chạy ở tốc độ 3.0 Gb /s. tốc độ được hỗ trợ lên tới 300MB /s.
- SATA III là phiên bản 3.x và chính thức được gọi là SATA 6Gb /s , là giao diện SATA thế hệ thứ ba chạy ở tốc độ 6.0Gb /s. Tốc dộ của nó đạt được tới 600MB /s nhưng chuẩn này lại tương thích ngược với chuẩn SATA 3
=> Với những bạn sử dụng ổ cứng đời mới có hỗ trợ chuẩn AHCI này (vd SSD) sẽ cải thiện được tốc độ rất nhiều.
Hướng dẫn cách chuyển từ IDE sang AHCI
Bước 1: Bạn nhấn tổ hợp phím Win + R để mở hộp thoại Run, sau đó nhập chữ regedit và nhấn Ok để mở trình ứng dụng Registry Editor. (Thông báo xuất hiện thì bạn cứ nhấn Yes nhé)
Tổ hợp phím Win + R để mở hộp thoại Run |
Chuột phải vào Start chọn Modify... rồi sửa bằng 0 như trong hình |
Chuột phải vào chọn Modify... rồi sửa thành giá trị = 0 |
Cũng sửa giá trị bằng 0 nhé |
Bước 5: Tương tụ như trên sửa theo đường dẫn HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Services\storahci\StartOverride (chuột phải vào chọn Modify... rồi sửa thành giá trị = 0)
Sửa lại giá trị tương tự như các đường dẫn trên |
Khởi động lại máy tính để vào chế độ Bios |
Chuyển từ IDE (Native IDE) sang AHCI nhé |
Driver AHCI tự động được tải về |
- Trên đây là 8 bước hướng dẫn cách chuyển từ chế độ IDE sang AHCI chi tiết nhất, mà VTNP đã dành thời gian biên tập nếu bạn thấy hay hãy chia sẻ bài viết này để mọi người cùng tham khảo nhé.
- Nếu trong quá trình làm mà bạn gặp lỗi hãy liên hệ với dịch vụ máy tính của Vi Tính Nhất Phương để có cách giải quyết sớm và kịp thời nhé.
VTNP | Chúc bạn thành công
0 Nhận xét " Giúp Ổ Cứng Chạy Nhanh Hơn Bằng Cách Chuyển Từ IDE Sang AHCI Trên Windows 8 / 8.1 / 10 "